Phân biệt viêm họng - viêm amidan thật đơn giản!
Viêm họng và viêm amidan đều là các chứng bệnh của đường hô hấp, tuy nhiên các triệu chứng của hai bệnh này tương đối giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Vậy viêm họng và viêm amidan giống và khác nhau ở điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của các bạn.
Mục lục
Vì sao cần phân biệt viêm amidan và viêm họng?
Viêm họng và viêm amidan rất dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi 2 loại bệnh này na ná giống nhau. Với những người bình thường, không phải bác sĩ thăm khám rất khó để phân biệt được loại bệnh đang mắc phải. Mà người Việt ta lại thường có kiểu tự chẩn đoán bệnh cho bản thân rồi tự ý đi mua thuốc điều trị. Vô hình chung nếu bị viêm họng mà chữa mua thuốc theo điều trị viêm amidan hoặc ngược lại sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, tình trạng bệnh có thể không thuyên giảm mà chuyển sang các biến chứng khác.
Chính vì vậy việc phân biệt được viêm amidan và viêm họng là điều cần thiết để tránh nhầm lần gây ra tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”!
Giống nhau giữa viêm họng và viêm amidan
Cấu trúc, vị trí phát bệnh
Cấu trúc và vị trí phát bệnh của viêm họng và viêm amidan có sự tương đối giống nhau. Vị trí amidan thuộc vùng họng nên giữa chúng có mối liên thông với nhau. Chúng được cấu tạo bởi một bắp thịt liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và thanh quản vậy nên khi bị viêm họng hoặc viêm amidan thì sẽ đau nguyên cả một vùng này khiến cho người bệnh khó phân biệt giữa hai loại
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây nên hai chứng bệnh này là đều do vi khuẩn và vi rút. Những tác nhân này gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây sưng viêm, đặc biệt là khuẩn Streptococcus nhóm A – nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng và viêm amidan.
Ngoài ra các yếu tố như sức đề kháng cơ thể yếu, môi trường và điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra đồng thời cả viêm họng và viêm amidan
Triệu chứng chung ở 2 bệnh
Cả viêm họng và viêm amidan đều có các triệu chứng chung như:
- Đau họng
- Khó nuốt, ăn không ngon
- Mệt mỏi
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Sốt
- Đau đầu
Cách phòng ngừa bệnh giống nhau
Cả viêm amidan và viêm họng đều có chung cách phòng ngừa bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Bỏ các thói quen xấu gây hại như uống các thức uống chưa chứa cồn, caffeine
- Với trẻ nhỏ thì không cho trẻ mút tay, hoặc ngậm các đồ vật bẩn, cắn móng tay
- Khi có biểu hiện của bệnh thì cần thăm khám chữa trị kịp thời, dứt điểm, tránh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm
Phân biệt giữa viêm họng và viêm amidan
Khác nhau về bản chất
Viêm họng: Họng là một phần của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, họng (cổ họng) là một phần của cổ ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng. Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm phổ biến do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, triệu chứng thường thấy là đau rát cổ họng, khó nuốt,…
Viêm amidan: Amidan là một khối tân bào có cấu trúc giống thịt nhưng thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng. Có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan bị viêm thường do vi khuẩn và vi rút tấn công ồ ạt làm amidan quá tải dẫn đến sưng viêm.
Khác nhau về phân loại và triệu chứng
Viêm họng bao gồm các dạng với những triệu chứng đặc trưng riêng:
- Viêm họng cấp: Là dạng phổ biến nhất cả ở người lớn và trẻ em, xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, ho có đờm, sốt, mệt mỏi… Nếu không khắc phục nhanh sẽ lây lan sang các bộ phận khác như hàu, amidan…
- Viêm họng mãn tính: Viêm họng mãn tính chủ yếu hình thành do viêm họng cấp không chữa dứt điểm khiến bệnh vẫn tái phát dai dẳng. Khi này cổ họng luôn trong trạng thái khô, đau rát, khó nuốt, giọng khàn, có đờm, kèm theo những cơn ho dai dẳng không dứt
- Viêm họng hạt: Khi bị viêm họng hạt thì sau thành họng xuất hiện nhiều hạt lớn có thể nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ. Những hạt này gây kích ứng dẫn đến vướng víu, ngứa cổ họng, đằng hắng liên tục
- Viêm họng giả mạc: Loại viêm họng này ít gặp hơn các loại trên nhưng triệu chứng của nó lại phức tạp và nặng hơn rất nhiều. Khi mắc viêm họng giả mạc người bệnh thường sốt cao, sắc mặt nhợt nhạt, giả họng và amidan có màu trắng xám. Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể lan xuống thanh quản gây khó thở, thở gấp rất nguy hiểm
- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Đây được coi là loại viêm họng nguy hiểm nhất do rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp… Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, có hạch nổi ở cổ và gây đau, phát ban ở cổ và ngực, đau đầu, đau dạ dày, đau cơ, buồn nôn..
Viêm amidan cũng bao gồm 3 dạng là cấp tính, mãn tính và quá phát:
- Viêm amidan cấp tính: là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết và xuất tiết, thường gặp nhiều ở trẻ từ 3-4 tuổi. Với các triệu chứng như: amidan sưng nề, mệt mỏi, chán ăn, đau rát họng, sốt cao..
- Viêm amidan mãn tính: là tình trạng amidan bị viêm nhiễm trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành nên các túi nhỏ trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Viêm amidan mãn tính phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Khi đó người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt cao, khạc nhổ, hơi thở hôi, thở khò khè, ho khan, niêm mạc xuất hiện mủ…
- Viêm amidan quá phát: là tình trạng amidan bị viêm nhiều lần và kéo dài lâu khiến amidan trở lên sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng.
- Viêm amidan quá phát độ 1: kích thước amidan sưng có chiều ngang bằng ¼ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan
- Viêm amidan qua phát độ 2: chiều ngang của amidan bằng 1/3 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan
- Viêm amidan quá phát độ 3: chiều ngang của amidan lớn hơn ½ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan
Đi cùng là các dấu hiệu:
- Thở khò khè, có hiện tượng ngưng thở khi ngủ
- Amidan sưng to làm hẹp khoang họng gây đau đớn, khó nuốt
- Ho khan kéo dài, cơ thể mệt mỏi
- Ở trẻ nhỏ thì có các bất thường về phát âm, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ
Khác nhau về biến chứng
Viêm họng nếu không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và điều trị kịp thời thì có thể gây nên các biến chứng như:
- Viêm tai giữa: Vi khuẩn gây viêm họng có thể lây lan sang lỗ vòi nhĩ và tai dẫn đến viêm tai giữa. Hiện tượng này thường gặp nhiều ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ mềm… Viêm tai giữa không được điều trị kịp thời, dứt điểm cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
- Viêm phổi: Khi viêm họng dẫn đến nhiễm lạnh các vi trùng từ đường hô hấp sẽ xâm nhập vào phế quản và phổi gây viêm phổi. Khi đó người bệnh sẽ mệt mỏi, khó thở, nghẹt thở, thiếu oxy nghiêm trọng gây tử vong cao
- Bênh tim: Một trong những tác nhân nguy hiểm gây viêm họng là viêm cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Vi khuẩn này gây viêm họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp.
- Ngoài ra còn có một số biến chứng khác có thể dẫn tới tử vong như sốt, phát ban, áp xe cổ tinh hoàn, viêm túi mật, viêm màng não, hội chứng sốc độc tố tụ cầu, viêm niệu đạo hoại tử…
Trong khi đó, viêm amidan nếu ở thể nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi, còn không bệnh nặng hơn sẽ để lại các biến chứng:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể gây áp xe quanh amidan, người bệnh bị đau lan lên tai, không nuốt được, khó khăn khi há miệng
- Biến chứng kế cận: Viêm amidan có thể gây ra viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang.
- Nhiễm trùng máu
- Sốt thấp khớp cấp
- Viêm cầu thận cấp
- Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ…
Cách điều trị
Viêm họng
Các trường hợp bị viêm họng nhẹ thường sẽ tự khỏi hoặc có sử dụng các loại như nước chanh mật ong ấm pha loãng làm giảm bớt cảm giác khó chịu mà nó gây ra.
Ngoài ra nếu viêm họng do nhiễm khuẩn thì các bác sĩ sẽ kê thuốc penicillin giúp bạn cải thiện tình hình.
Các thuốc được dùng để điều trị viêm họng:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, Aspirin…
- Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên với bất cứ loại thuốc nào thì chúng ta cũng cần lưu ý và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
➤ Chi tiết hơn trong bài: Thuốc dùng điều trị viêm họng
Viêm amidan
goài các phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian, các loại thảo dược thì viêm amidan còn được điều trị bằng một số phương pháp:
Sử dụng thuốc tây y: có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giảm xung huyết
- Thuốc giảm đau
Tuy nhiên việc dùng thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá đà.
Khi viêm amidan nặng, nhất là trong trường hợp bị viêm amidan quá phát thì phương pháp điều trị được khuyên dùng là phẫu thuật cắt amidan
➤ Chi tiết: Phương pháp cắt amidan
Hi vọng qua bài viết bạn đã phân biệt được rõ 2 chứng bệnh này!