Người bị viêm phế quản uống gì nhanh hết?
Người mắc viêm phế quản luôn cảm thấy mệt mỏi, ho nhiều, đau rát họng, thở khò khè,… Chế độ dinh dưỡng là điều khá quan trọng bởi có thể hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh mắc viêm phế quản biết thêm các loại thức uống để bệnh nhanh khỏi hơn.
Mục lục
Bị viêm phế quản nên uống nước gì?
Dưới đây là những thức uống mà bệnh nhân có thể tham khảo.
Nước lọc ấm
Việc uống đủ nước sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng nhằm đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, chúng ta nên uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể (khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày). Uống nhiều nước ấm có thể là dịu cổ họng, làm loãng đờm để cơ thể dễ dàng tống chúng ra ngoài theo phản xạ ho.
Trà nóng
Uống trà nóng vào mỗi buổi sáng có thể làm giảm triệu chứng của viêm phế quả rất tốt. Chúng sẽ làm dịu cổ họng, giảm ho và loãng chất nhầy ở họng. Bệnh nhân có thể uống trà hoa cúc, trà chanh mật ong, trà gừng tùy theo sở thích.
Trà gừng quế
Trong Đông y, gừng thường được dùng để trong các bài thuốc để trị cảm lạnh, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, viêm họng,… Còn đối với y học hiện đại, gừng có chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt và ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi kết hợp với quế có tính ấm, giúp loại bỏ đờm, giảm ho hiệu quả.
Đem gừng tươi và quế đi rửa sạch rồi đập dập. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm rồi đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút (người bệnh đổ lượng nước sôi cần phụ thuốc và lượng gừng và quế). Người bệnh mỗi ngày uống 3-4 lần sẽ thấy triệu chứng giảm.
☛ Xem thêm: Gừng chữa viêm phế quản hiệu quả
Nước ép trái cây họ cam, quýt
Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Trong trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm phế quản.
Trái cây thuộc họ cam quýt như: cam, chanh, bưởi, cà chua, dây tây, dứa,… chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đào thải độc tố ra khỏi phổi và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C để cải thiện chứng năng phổi và làm giảm triệu chứng thở khò khè do viêm phế quản gây ra.
Nước ép táo
Táo cũng là loại quả rất tốt cho phế quản, phổi bởi trong thành phần của táo có chứa nhiều vitamin, flavonoid, chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc ăn táo thường xuyên sẽ làm sạch phế quản, giảm khả năng mắc các bệnh về phổi, ngăn ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Bạn có thể uống mỗi ngày một ly nước ép táo nguyên chất để giúp thanh nhiệt và bảo vệ phế quản, phổi khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.
Nước ép việt quất
Trong quả việt quất có chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoid, lutein và zeaxanthin. Chúng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng phế quản, phổi nên loại nước uống này rất tốt cho người viêm phế quản. Ngoài ra, bạn có thể uống nước ép các loại quả mọng khác như: cherry, quả mâm xôi,…
Nước củ cải trắng
Củ cải trắng có tính mát, vị thanh thường được dùng để trị ho, long đờm, trị khàn tiếng, viêm khí quản. Đây là cách được nhiều người áp dụng bởi an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng.
Củ cải và gừng tươi đem đi gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho vào nồi nước rồi đun sôi khoảng 15 phút. Cho thêm mật ông rồi đun cho hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp. Đợi hỗn hợp nguội thì cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kĩ. Mỗi lần cần sử dụng thì lấy khoảng 5ml pha với cốc nước ấm và uống hàng ngày. Áp dụng cách này kiên trì sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Nước lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, trị ho, tiêu đờm,… nên được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp. Thành phần của lá trầu không có hoạt chất phenolic với tinh dầu có khả năng tiêu diệt virus (tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…) gây viêm viêm phế quản.
Người bệnh chọn khoảng 4-8 lá trầu không đem đi rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt, bỏ bã và uống trực triếp hàng ngày.
☛ Chi tiết hơn: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Nước diếp cá
Theo Đông y, rau diếp cá có tính mát, vị chua, có công dụng tiêu đờm, giảm đau. Còn trong y học hiện đại, thành phần của lá diếp cá chứa một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại.
Rau diếp cá sau khi rửa sách thì xay ép lấy nước cốt. Sau đó có nước cốt rau diếp cá vào nồi cùng với nước vo gạo đun sôi. Người bệnh đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, để cho nguội. Chia nước thành các phần bằng nhau rồi uống trong ngày.
Uống siro tỏi
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc đối với mỗi người Việt chúng ta. Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ đờm, làm giảm ho, giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bệnh xay nhuyễn 2-3 củ tỏi sau đó cho vào nồi, đổ thêm vào mật ong và chút nước đun cho đến khi hỗn hợp sánh mịn. Đợi hỗn hợp nguội thì cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa hỗn hợp pha với nước ấm uống hàng ngày thì bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.
☛ Xem chi tiết: Chữa viêm phế quản bằng tỏi tại nhà
Viêm phế quản không nên uống gì?
Ngoài những thức uống trên, người mắc viêm phế quản nên hạn chế uống các loại đồ uống sau để giúp bệnh mau khỏi.
Đồ uống có cồn
Những loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… là nguyên nhân gây kích ứng nghiêm trọng, khiến cho thời gian điều trị kéo dài. Sử dụng rượu bia sẽ làm bít tắc đường thở bởi dịch nhầy bị tăng tiết, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở và ho đờm nhiều hơn.
Cà phê
Người bệnh không nên dùng cà phê bởi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thức uống này làm kích ứng họng gây sưng viêm nhiều hơn, làm tăng tần suất ho khan, ho đờm.
Đồ uống lạnh
Người bị viêm phế quản cần tránh uống nước lạnh bởi sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương, phù nề, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên uống những loại nước ấm để làm dịu họng, giảm những cơn ho khó chịu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?
Những lưu ý khi bị viêm phế quản
Người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt và thay đổi lối sống để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp bệnh mau khỏi hơn.
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và ngực khi thời tiết trở lạnh.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,…
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh, giặt chăn ga gối thường xuyên để hạn chết nấm mốc, bụi bẩn.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
☛ Xem thêm: Bị viêm phế quản làm sao nhanh khỏi?
Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản
Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Thành phần được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.
Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao. Không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
Sản phẩm phù hợp cho người người bị đau rát họng, ho đờm kéo dài, người viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản cấp và mãn tính, kể cả ho có đờm do Covid và hậu Covid với công thức toàn diện ba tác động:
- Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cổ họng, đau thanh quản.
- Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng
Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY