Mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi bệnh?

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp khá nguy hiểm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Có rất nhiều người mắc bệnh thắc mắc rằng tình trạng này bao lâu thì khỏi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là gì? 1

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị sưng viêm. Tình trạng phát bệnh thường là do cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp. Các biểu hiện phổ biến khi mắc bệnh như: ho, viêm họng, khạc đờm, khó thở, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, cảm giác co thắt lồng ngực, đau đầu, ngạt mũi, đau nhức người,…

Viêm phế quản được chia làm 2 loại là:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng này khá phổ biến, thường do vi khuẩn, virus gây ra. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần và không gây ra biến chứng nguy hiểm nào.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là tình trạng viêm phế quản kéo dài và tái phát nhiều lần. Nó sẽ gây kích thích các ống phế quản và gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài hàng năm và có cấp độ nguy hiểm hơn so với viêm phế quản cấp tính.

Bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi? 1

“Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?” là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Điều này tùy thuộc vào thể trạng từng người, cách điều trị và mức độ mắc bệnh.

Viêm phế quản cấp tính

Bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sau khoảng 3-4 ngày. Với những người có sức đề kháng tốt, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày và chỉ cần điều trị tại nhà đúng cách, không cần can thiệp y khoa. Với một số trường hợp khác, bệnh có thể kéo dài vài tuần nhưng cũng sẽ tự thuyên giảm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng nề hơn và gây nguy hiểm hơn so với tình trạng cấp tính. Các triệu chứng sẽ kéo dài trên 3 tháng không khỏi và tái phát hàng năm. Các tổn thương, viêm có thể tồn tại lâu dài không thể tự khỏi. Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp. Muốn điều trị dứt điểm thì người bệnh phải tốn nhiều thời gian và công sức.

Yếu tố khiến bệnh viêm phế quản kéo dài

Dưới đây là những yếu tố khiến bệnh kéo dài mãi không khỏi.

Điều trị không đúng cách

Theo Bộ Y tế, viêm phế quản có đến ít nhất 5 thể bệnh. Bệnh nhân cần phải đi thăm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm được hướng điều trị đúng. Thế nhưng, có rất nhiều người lầm tưởng rằng bệnh viêm phế quản không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng nên thường tự ý mua thuốc về sử dụng.

Việc sử dụng thuốc bừa bãi, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến cho bệnh không thuyên giảm mà còn làm nhờn thuốc. Ngoài ra, thuốc kháng sinh có rất nhiều tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Nhiễm lạnh

Cơ thể bị nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân chính gây tổn thương phế quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Người bệnh nên giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực, cổ, tay chân để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Môi trường sống độc hại

Môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân kéo dài thời gian điều trị. Khi virus, vi khuẩn trong cơ thể chưa được tiêu diệt hết mà cơ thể lại chịu tác động liên tục bởi môi trường bên ngoài sẽ khiến cho phổi không có thời gian hồi phục.

Mắc viêm phổi mãn tính

Những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ và những người có sẵn bệnh nền sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại bên ngoài. Khi đó hệ miễn dịch không chống lại được các tác nhân sẽ khiến bệnh nặng hơn và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Cách rút ngắn thời gian điều trị viêm phế quản

Như đã nói ở trên, những người có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên để rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế được các biến chứng nguy hiểm thì người bệnh lưu ý một số điều dưới đây.

Thăm khám sớm

Nếu thấy mình gặp phải những triệu chứng của viêm phế quản thì cần phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm, trị ho, long đờm,….

☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị viêm phế quản

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất cũng là cách hỗ trợ bệnh mau lành hơn:

  • Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, các loại hạt, ngũ cốc,… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên uống nhiều nước ấm tùy vào nhu cầu của cơ thể để đào thải độc tố, làm sạch đường thở, long đờm, hạn chế các cơn ho.
  • Không nên ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng bởi sẽ làm kích thích niêm mạc họng, làm tăng tiết nhầy.
  • Không ăn những món chứa nhiều muối vì sẽ khiến cho phế quản bị tăng nhiều dịch nhầy.
  • Không nên sử dụng đồ uống có gas, cồn, cafein, nước lạnh,…

☛ Chi tiết hơn: Bị viêm phế quản nên ăn gì kiêng gì?

Xây dựng lối sống lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh 1

Viêm phế quản là bệnh rất dễ mắc bởi vậy bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị:

  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, chân tay khi trời lạnh hoặc giao mùa.
  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại để tránh phế quản bị tổn thương.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc bởi đây là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về đường hô hấp.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc gần với những người đang mắc các vấn đề về đường hô hấp.
  • Tránh căng thẳng, stress, làm việc quá sức để cơ thể có thời gian hồi phục.
  • Kết hợp với tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh nhân tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh mau khỏi hơn. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh về phổi, phế quản thì nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chủ động phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

Kết hợp sử dụng Heviho – giải pháp an toàn hiệu quả

Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.

Kết hợp sử dụng Heviho - giải pháp an toàn hiệu quả 1

Thành phần kết hợp với các thảo dược như: Xạ can, Cát cánh, Xuyên bối mẫu có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc “Viêm phế quả bao lâu thì khỏi?” và biết thêm được những cách làm giảm thời gian điều trị. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh viêm phế quản hoặc sản phẩm Heviho, bạn vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800.1208 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...